Tự tin về thiết bị y tế được phê duyệt lưu hành trên thị trường
Tự tin về thiết bị y tế được phê duyệt lưu hành trên thị trường
Nhật Bản là thị trường thiết bị y tế lớn thứ hai trên thế giới, trong đó các thiết bị y tế nhập khẩu từ nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng thị phần.
Kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014, Luật dược phẩm của Nhật Bản (còn được gọi là PAL) đã được sửa đổi, trong đó tiêu đề được đổi thành "Đạo luật về đảm bảo chất lượng, hiệu lực và độ an toàn của dược phẩm, thiết bị y tế, sản phẩm trị liệu tế bào và tái tạo, sản phẩm trị liệu gen và mỹ phẩm” (viết tắt là Đạo luật PMD). Đạo luật PMD đưa ra khuôn khổ pháp lý để quản lý các thiết bị y tế, thuốc thử chẩn đoán in vitro, dược phẩm, thuốc, sản phẩm mỹ phẩm và các sản phẩm trị liệu tế bào và tái tạo tại thị trường Nhật Bản. Quản lý và giám sát khuôn khổ pháp lý của Đạo luật PMD là trách nhiệm của Bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản (MHLW). Cơ quan dược phẩm và thiết bị y tế (PMDA) là cơ quan quản lý của Nhật Bản phối hợp cùng với MHLW. Cơ quan này thực hiện các thẩm định khoa học về đơn đăng ký lưu hành của dược phẩm và thiết bị y tế, giám sát độ an toàn sau khi sản phẩm thâm nhập thị trường.
Hệ thống phân loại thiết bị y tế của Nhật Bản căn cứ theo mã Danh mục thiết bị y tế của Nhật Bản, có phần khác biệt so với hệ thống phân loại được sử dụng ở Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu. Kể từ tháng 4 năm 2005, các tổ chức chứng nhận bên thứ ba đã đăng ký (RCB) được phép đánh giá các thiết bị Loại II và tiến hành chứng nhận lưu hành cần thiết để bán các thiết bị y tế một cách hợp pháp tại Nhật Bản. Để được chứng nhận, các thiết bị y tế phải chứng minh sự tuân thủ các Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) cụ thể, trong đó xác định các yêu cầu về độ an toàn và hiệu suất của sản phẩm. RCB cũng được phép đánh giá các thiết bị y tế "tương tự" Cấp III và cung cấp dịch vụ chứng nhận lưu hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014. Để được chứng nhận, thiết bị y tế "tương tự" loại III phải chứng minh tuân thủ các yêu cầu thiết yếu, đã được điều chỉnh cho hòa hợp với tài liệu của Tổ chức cân đối tiêu chuẩn toàn cầu (GHTF). Cũng cần có sự tương đương đáng kể với (các) thiết bị y tế tương tự đã được lưu hành hợp pháp trên thị trường Nhật Bản.
Ngoài ra, các công ty phải đăng ký cơ sở sản xuất của họ bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản và được PDMA (Cơ quan quản lý dược phẩm và thiết bị Y tế) cấp đăng ký của nhà sản xuất nếu cơ sở đó thực hiện một trong các chức năng sau:
Các nhà sản xuất có trụ sở ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản cũng phải chỉ định cơ sở đăng ký lưu hành (MAH) có trụ sở tại Nhật Bản chịu trách nhiệm pháp lý về các thiết bị y tế được chứng nhận. MAH và các cơ sở sản xuất đã đăng ký phải thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng căn cứ theo pháp lệnh QMS (Hệ thống quản lý chất lượng) của Nhật Bản.
TÜV SÜD Japan là Tổ chức chứng nhận đầu tiên được Bộ trưởng Bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản đăng ký và là RCB cho tất cả các thiết bị y tế Loại II, thiết bị y tế Loại III và thuốc thử chẩn đoán in vitro. TÜV SÜD Japan là một trong những RCB hàng đầu tại Nhật Bản, căn cứ theo số lượng chứng nhận lưu hành được cấp mỗi năm và tổng số các công ty con của tập đoàn TÜV SÜD có tỷ lệ nhân viên đánh giá J-QMS cao nhất. Những thông tin xác thực này cùng với mạng lưới toàn cầu các chuyên gia kỹ thuật về thiết bị y tế của TÜV SÜD cung cấp cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới một điểm đến duy nhất hữu hiệu để hỗ trợ thẩm định và chứng nhận các thiết bị y tế phù hợp với yêu cầu của Nhật Bản.
Công nghệ mới để chống lão hóa thành công
Tìm hiểu thêm
Khắc phục các nguy cơ trong ngành chăm sóc sức khỏe siêu kết nối
Tìm hiểu thêm
Thay đổi cách chúng ta theo dõi, quản lý và cải thiện sức khỏe
Tìm hiểu thêm
Chọn vị trí
Global
Americas
Asia
Europe
Middle East and Africa