Công nghiệp 4.0 được thiết lập để thay đổi thế giới và làm cho sản xuất bền vững hơn đồng thời cho phép các doanh nghiệp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa chi phí, Niranjan Nadkarni chia sẻ.
Trong cuốn sách nổi tiếng của mình, Sụp đổ: Các xã hội đã thất bại hay thành công như thế nào (Collapse – How Societies Choose to Fail or Survive), tác giả bán chạy nhất Jared Diamond đã đưa ra một nhận xét sắc sảo. Mọi xã hội tại một thời điểm nào đó đều đi đến một ngã rẽ trong khi giải quyết các vấn đề bền vững. Xã hội đưa ra những lựa chọn đúng đắn, bảo vệ môi trường và tồn tại hoặc nếu xã hội đó đưa ra những lựa chọn sai lầm và tiếp tục khai thác tài nguyên quá mức không có kế hoạch, thì nó sẽ sụp đổ.
Các xã hội và nền kinh tế hiện đại đều tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Lý do người tinh khôn nổi lên như một loài chiếm ưu thế trên hành tinh, là do khả năng chế tạo công cụ của chúng ta - từ vũ khí thời kỳ đồ đá sớm nhất cho đến máy móc và nhà máy công nghiệp khổng lồ ngày nay.
Bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, chúng ta đã có ba cuộc cách mạng công nghiệp được cung cấp năng lượng tương ứng bằng hơi nước, điện và trong những năm 1970 bởi các công nghệ như điện tử, truyền thông và sự nổi lên của máy tính. Tất cả đều thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân về sản lượng, hiệu quả, năng suất và sự thịnh vượng.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng này đã phải trả giá bằng việc khai thác tài nguyên Trái đất một cách thiếu thận trọng - phá rừng và sa mạc hóa, ô nhiễm sông và đại dương, và mối đe dọa tiềm tàng của biến đổi khí hậu,... đây chỉ là một số ít hậu quả được nêu ra ở đây.
Có một sự đồng thuận rằng mô hình sản xuất này là không bền vững. Các quốc gia và doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp thay thế bền vững. Công nghệ bây giờ đưa ra một câu trả lời.
Viết cho ấn bản kỷ niệm 250 năm của Bách khoa Toàn thư (Encyclopaedia Britannica), Người sáng lập và Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab cho biết, "Công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng cách con người tạo ra, trao đổi và phân phối giá trị". Phạm vi các khả năng được mở ra rất rực rỡ và dường như chỉ nằm trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng cách đây vài năm. Các nhà máy thông minh, khả năng tùy chỉnh hàng loạt sản phẩm, chuỗi cung ứng xanh và tiết kiệm năng lượng chỉ là một số thay đổi đang được thực hiện bởi Công nghiệp 4.0."
Tiềm năng to lớn
Theo báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Công nghiệp 4.0 có thể góp phần tìm ra những cách thức mới để đối phó với những thách thức toàn cầu quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, thiếu tiếp cận năng lượng sạch, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, trì trệ kinh tế và giảm thiết bị số.
Công nghiệp 4.0 quan trọng không chỉ bởi vì nó tăng cường hiệu quả năng lượng và giảm chi phí - mặc dù mọi CEO sẽ chia sẻ với nhân viên biết đây là những lĩnh vực tập trung quan trọng cho các nhóm đội ngũ nhân sự của mình. Công nghiệp 4.0 còn có tác động lớn hơn và rộng hơn rất nhiều. Đây là một con đường dẫn đến phát triển bền vững và có thể giúp các doanh nghiệp đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của mình.
Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt là rất nhiều - áp lực dân số, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, suy thoái môi trường, nguồn nước và thực phẩm - có thể kể đến một vài thách thức. Để giải quyết chúng, chúng ta sẽ phải thay đổi quy trình sản xuất và kinh doanh của mình, trở nên hiệu quả hơn một cách đáng kể về năng lượng và tài nguyên, đồng thời giảm thiểu chất thải. Các công nghệ tiên tiến sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi này và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu trước mắt về bảo tồn tài nguyên và các mối quan tâm về biến đổi khí hậu. Các công nghệ hỗ trợ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thiết lập hệ thống nước thông minh, phát triển hệ thống lưới điện thông minh, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng hiệu quả, sản xuất vật liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu chung về tính bền vững. Công nghiệp 4.0 có thể thực hiện điều này thông qua sự kết hợp của các công nghệ như mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things, IoT), trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, máy học, in 3D,...
Báo cáo của UNIDO đã đề cập trước đó cho thấy một điểm thú vị. Nó đề cập, "Công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho cả sự chuyển đổi và đi tắt đón đầu. Đối với các ngành đã tiên tiến (sử dụng công nghệ Công nghiệp 3.0), việc chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0 sẽ "liên quan đến việc trang bị thêm các hệ thống công nghiệp hóa hiện có bằng các công nghệ Công nghiệp 4.0 mà có thể cung cấp các giải pháp bền vững". Đối với các đơn vị sản xuất khác có thể không tiên tiến như các nước đang phát triển, ví dụ như từ các nước đang phát triển, Công nghiệp 4.0 sẽ mang đến cơ hội đi tắt đón đầu sang con đường bền vững hơn "mà không lặp lại những sai lầm của sự phát triển truyền thống."
Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc chuyển đổi hoặc đi tắt đón đầu không hề dễ dàng. Theo đồng nghiệp của tôi, Tiến sĩ Andreas Hauser, với tư cách là Giám đốc Điều hành, lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật số Xuất sắc, TÜV SÜD cho rằng "Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng một lộ trình Công nghiệp 4.0 được tùy chỉnh theo thế mạnh và thách thức của họ. Họ thường bị choáng ngợp bởi vô số công nghệ trên thị trường và cách chúng có thể được tích hợp liền mạch vào cơ sở hạ tầng và hoạt động của họ".
Giải pháp ở đây là tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia để hướng dẫn doanh nghiệp vượt qua sự thay đổi, triệt để và đầy thách thức này. Đây chính xác là lộ trình mà các CEO đang đầu tư.
Đối mặt với thách thức
Quy trình ba bước có thể được xác định để giúp các ngành công nghiệp đối phó với những thách thức của nền công nghiệp 4.0. Bước đầu tiên là phân tích hạn chế, khoảng cách trong ngành bằng cách sử dụng Chỉ số Sẵn sàng cho Ngành công nghiệp Thông minh (SIRI). Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) cùng với McKinsey, Siemens và TÜV SÜD đã cùng bắt tay vào một dự án nhằm tăng cường áp dụng toàn cầu Chỉ số Sẵn sàng cho Ngành công nghiệp Thông minh (SIRI) làm khuôn khổ được quốc tế công nhận để giúp cộng đồng sản xuất tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách áp dụng Công nghiệp 4.0 trên toàn cầu.
Bước thứ hai là "Giải pháp", trong đó một lộ trình được xác định và đánh giá mỗi sáng kiến dựa trên lợi ích kinh doanh. Sau đó, những điều này được thực hiện, song song với việc đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chất lượng về an toàn, bảo mật, độ tin cậy và khả năng tương tác. Trong bước cuối cùng, 'Vận hành', hệ thống vận hành của doanh nghiệp được kiểm soát để đảm bảo hoạt động ổn định và đáng tin cậy đồng thời giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì.
Công nghiệp 4.0 được thiết lập để thay đổi thế giới và làm cho sản xuất bền vững hơn đồng thời cho phép các doanh nghiệp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa chi phí. Trên tất cả, các doanh nghiệp sẵn sàng tăng tốc với Công nghiệp 4.0 sẽ luôn phù hợp và sẵn sàng trong tương lai.
Tìm hiểu cách chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình hướng tới Công nghiệp 4.0.
Tác giả: Ông Niranjan Nadkarni, Giám đốc Điều hành - khu vực Nam & Đông Nam Á, Trung Đông & Châu Phi, TÜV SÜD
Bấm vào đây để đọc các bài viết khác của Ông Niranjan Nadkarni.
Bài báo này được xuất bản lần đầu trên tạp chí Manufacturing Today, và được đăng lại tương tự trên trang thông tin này.
Chọn vị trí
Global
Americas
Asia
Europe
Middle East and Africa