Giới thiệu: Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng. Chìa khóa để đạt được những mục tiêu này là một hệ thống các thử nghiệm, giám định, chứng nhận, đánh giá và đào tạo.
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) được vạch ra vào năm 2000, đã đặt ra một tầm nhìn rộng lớn nhằm chống lại đói nghèo. Tầm nhìn đó được chuyển thành tám mục tiêu, vẫn là khuôn khổ phát triển cho toàn cầu trong 15 năm.
Các chính phủ đã thực hiện các hành động liên tục và đem lại một số thành tựu đáng kinh ngạc trên mọi mặt. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2015, một số trong số đó là:
Đáng chú ý là mặc dù đạt được những thành tựu này, nhưng Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc bấy giờ là Ban Ki-Moon lưu ý vẫn cần phải làm nhiều việc hơn nữa. Ông nhấn mạnh: “Tiến bộ hơn nữa sẽ đòi hỏi một ý chí chính trị không thay đổi và nỗ lực tập thể lâu dài".
Hành động tập thể
Để đạt được mục tiêu này vào năm 2015, tất cả các quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện một chương trình nghị sự phát triển thậm chí còn tham vọng hơn - các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Đây là một tập hợp gồm 17 mục tiêu toàn cầu liên kết với nhau được thiết kế nhằm trở thành một “kế hoạch chi tiết để đạt được một tương lai tốt đẹp hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người”.
Ngoài việc thực hiện chương trình nghị sự MDG một cách tổng thể hơn, các SDG còn vạch ra một vai trò quan trọng hơn nhiều đối với khu vực tư nhân. Rõ ràng, phạm vi và tham vọng của Chương trình nghị sự 2030 đã vượt xa những gì mà các tổ chức quốc tế và các dòng viện trợ có thể đạt được. Để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững cần nỗ lực tập thể của các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự.
Các SDG dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau của ba chủ đề - con người, sự thịnh vượng và hành tinh. Phát triển kinh tế là động lực thiết yếu của sự thịnh vượng. Điều mà các SDG muốn làm là đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội của mọi người và tránh khai thác sinh quyển không bền vững.
Trong sáu năm kể từ khi SDGs được công bố, hầu hết các công ty tư nhân nổi bật đã cam kết rõ ràng về vai trò của mình trong việc đáp ứng các mục tiêu này. Một cuộc khảo sát năm 2019 của Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển Bền vững (WBCSD) cho thấy trong số 250 công ty toàn cầu được khảo sát, 82% đã báo cáo về những nỗ lực của họ trong việc đáp ứng các cam kết SDG.
Tính bền vững như một chiến lược kinh doanh
Không khó để nhận ra lý do cho sự cam kết ngày càng tăng của khu vực tư nhân đối với SDGs. Đầu tiên và quan trọng nhất là áp lực về luật pháp và quy định. Các chính phủ ngày càng bắt buộc các công ty phải tiết lộ cam kết của họ đối với các SDG, chi tiêu và các mục tiêu đã đạt được.
Thứ hai là áp lực đạo đức do các nhóm xã hội dân sự, phương tiện truyền thông và các nhà đầu tư yêu cầu. Ngày nay, các công ty phải vượt ra khỏi giới hạn bình thường của mình và thể hiện cam kết phát triển bền vững bằng công việc của họ trên thực tế.
Yếu tố thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất, đó là Phòng Ban và Ban Lãnh Đạo nhận thức rằng tính bền vững là tốt cho việc kinh doanh. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng các công ty có thể thành công hơn và bền vững hơn trong dài hạn khi họ liên kết với các mục tiêu xã hội, kinh tế hoặc môi trường lớn hơn. Điều này mang lại cho các công ty khả năng tương tác tốt hơn với tất cả các bên liên quan - đội ngũ nhân tài, khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý và nhà đầu tư. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty này có xu hướng hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường.
Tầm quan trọng của Cơ sở Hạ tầng Chất lượng (QI)
Một yếu tố quan trọng giúp các công ty trở nên bền vững hơn trong các hoạt động kinh doanh của họ là Cơ sở hạ tầng Chất lượng (QI). Báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) lưu ý các hệ thống QI cần có các khối xây dựng được tiêu chuẩn hóa, đo lường, công nhận và đánh giá sự phù hợp, và đặc biệt, các dịch vụ thử nghiệm, chứng nhận và giám định, đóng một vai trò cơ bản trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi này. Báo cáo cho biết: “QI có thể giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt, khuyến khích đổi mới, dẫn dắt các doanh nghiệp và ngành sử dụng các công nghệ mới và phương pháp tổ chức phù hợp để cải thiện tình hình hiện tại và hỗ trợ các cơ quan công quyền trong việc thiết kế và thực hiện các chính sách công phù hợp với SDGs”.
Một QI quan tâm đến vấn đề chất lượng cũng phù hợp với SDG 9 “Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu, thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững và thúc đẩy đổi mới”. Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại về người và kinh tế cũng nhấn mạnh sự cần thiết của QI để đảm bảo rằng vắc xin, thuốc và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) vượt qua các bài thử nghiệm tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia gắn bó chặt chẽ với khả năng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và linh kiện được chế tạo và thử nghiệm chính xác, được các đối tác thương mại chấp nhận và đáp ứng các yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cần đảm bảo rằng sản phẩm của mình có chất lượng nhất quán, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan, đồng thời đáp ứng các yêu cầu và thông số kỹ thuật cần thiết. Yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là đánh giá, chứng nhận, thử nghiệm, giám định và đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc này.
Rất quan trọng, việc thực hiện các tiêu chuẩn cũng có thể giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của các quá trình sản xuất và hỗ trợ cơ sở hạ tầng và cải thiện hiệu quả năng lượng, bao gồm các tòa nhà, nhà máy công nghiệp, xe cộ, thiết bị, v.v. Chúng cũng hỗ trợ đổi mới bằng cách phổ biến các thực hành tốt nhất.
Ngày nay các hàng rào thuế quan đang giảm xuống, nhưng các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại - đặc biệt là những hàng rào liên quan đến tính bền vững - đang trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều này phù hợp với SDG 9 đề cập đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang bị thêm cho các ngành công nghiệp để làm cho chúng bền vững, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tái sử dụng, áp dụng nhiều hơn các công nghệ và quy trình công nghiệp sạch và thân thiện với môi trường.
Trong trường hợp như vậy, các báo cáo hiệu chuẩn và thử nghiệm, dữ liệu giám định và chứng nhận do nhà cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp được công nhận cung cấp sẽ mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh quan trọng đồng thời nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, nhà cung cấp, người mua và cơ quan quản lý về các tuyên bố của nhà sản xuất.
Không ngạc nhiên mấy khi mà cơ sở hạ tầng cũng như quy trình sản xuất được thử nghiệm, giám định và chứng nhận là vấn đề được đặt lên đầu trong chương trình nghị sự của các cấp lãnh đạo.
Tìm hiểu cách chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình hướng tới tính bền vững.
Tác giả: Ông Niranjan Nadkarni, Giám đốc Điều hành - khu vực Nam & Đông Nam Á, Trung Đông & Châu Phi, TÜV SÜD
Bấm vào đây để đọc các bài viết khác của Ông Niranjan Nadkarni.
Chọn vị trí
Global
Americas
Asia
Europe
Middle East and Africa