Ngày nay, đảm bảo an toàn là yêu cầu quan trọng nhất của ngành thực phẩm. Điều này có thể thấy thông qua số liệu về tình trạng bệnh tật do thực phẩm gây ra trên toàn cầu ngày càng gia tăng hàng năm. Có thể nói, an toàn thực phẩm liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, tạo ra lực lượng lao động khỏe mạnh với năng suất lao động cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ổn định cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp và cả quốc gia. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên thách thức đối với các quốc gia trên toàn thế giới, và thông qua đại dịch mà thế giới đang phải đối mặt, cho thấy rõ tầm quan trọng của nó đối với sự tồn tại một cuộc sống và môi trường lành mạnh.
Giữa vô số thách thức, đại dịch COVID-19 mang đến một cơ hội để củng cố hệ thống an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. An toàn thực phẩm nêu bật các yêu cầu về vệ sinh, trách nhiệm quản lý và các yêu cầu cụ thể của ngành để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Thực phẩm an toàn và thực hành vệ sinh là vấn đề chính để đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời cũng là cơ sở vững chắc để giảm thiểu lây lan từ người sang người và nhiễm chéo COVID-19 trong hoạt động thực phẩm. Trong bối cảnh đó, 10 tiêu chí đánh giá an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống được Sở Y tế và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh duyệt thông qua nhằm phòng chống dịch Covid-19, bao gồm:
Những thách thức hàng đầu về an toàn thực phẩm trong ngành thịt bao gồm:
Đảm bảo đồng thời tất cả những điều kiện cần thiết nêu trên cùng với việc duy trì cân bằng cung cầu là thách thức lớn nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Thịt và các sản phẩm từ thịt là nguồn đóng góp chính cho các loại thực phẩm giàu protein trong ngành công nghiệp thực phẩm. Đồng thời, đây cũng là loại sản phẩm có nguy cơ cao nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với người tiêu dùng ngày nay, việc ngày càng có nhiều thông tin và quan tâm hơn đến chất lượng giúp họ hiểu rõ hơn các quá trình trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng thịt ngày càng khắt khe, các nhà sản xuất thịt cần áp dụng các biện pháp, chiến lược và dịch vụ mới để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
Cách tiếp cận chủ yếu liên quan đến việc đảm bảo chất lượng thịt thông qua kiểm tra bằng các phương pháp chuyên môn do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp. TÜV SÜD là đơn vị kiểm tra chất lượng hàng đầu trên toàn cầu, cung cấp các dịch vụ phân tích để kiểm tra nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc thành phẩm.
Đảm bảo chất lượng thịt là một cách tiếp cận chủ động và phòng ngừa để kiểm soát chất lượng thịt và các sản phẩm từ thịt. Điều này giúp kiểm tra xem có đảm bảo môi trường an toàn, vệ sinh và sạch sẽ trong quá trình chăn nuôi, chế biến, cung cấp, vận chuyển và bảo quản vật nuôi hay không.
Đảm bảo chất lượng thịt bao gồm kiểm tra chất lượng thịt trong phòng thí nghiệm, đánh giá, kiểm tra chất lượng thịt và chứng nhận an toàn thịt theo hướng dẫn và quy định của thị trường. Kiểm tra chất lượng thịt trong phòng thí nghiệm bao gồm kiểm soát độ tươi, dư lượng thuốc thú y, kháng sinh, hoocmon tăng trưởng, vi sinh vật, …. Kiểm tra chất lượng thịt là một phần của đảm bảo chất lượng thịt thành phẩm và thông qua đó, đánh giá được quá trình thực hành sản xuất đảm bảo an toàn, tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh trong chuỗi cung ứng thịt.
Ngoài ra, kiểm soát chất lượng thịt bao gồm theo dõi toàn bộ quá trình, xác định nếu có bất kỳ sai lệch nào xảy ra, đảm bảo duy trì một quy trình tiêu chuẩn. Tất cả các quá trình này được thực hiện để loại bỏ, giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các mối nguy về an toàn thực phẩm.
Tìm hiểu thêm dịch vụ thử nghiệm thịt và các sản phẩm thịt trong danh mục dịch vụ chứng nhận và thử nghiệm thực phẩm của TÜV SÜD.
Chọn vị trí
Global
Americas
Asia
Europe
Middle East and Africa