Giám định hệ thống làm lạnh

Giám định hệ thống làm lạnh theo BETRIEBSICHERHEITSVERORDNUNG

Tuân thủ quy định của Đức về Sức khỏe và An toàn trong Sử dụng Thiết bị Làm việc

Tuân thủ quy định của Đức về Sức khỏe và An toàn trong Sử dụng Thiết bị Làm việc

Giám định hệ thống làm lạnh theo BETRIEBSICHERHEITSVERORDNUNG

Quy định của Đức về Sức khỏe và An toàn trong Sử dụng Thiết bị Làm việc (Betriebssicherheitsverordnung, BetrSichV) phân loại nhiều hệ thống làm lạnh thành hệ thống áp suất (Druckanlagen) phải được giám định. Quy định như sau:

  • Giám định ban đầu trước khi vận hành
  • Giám định định kỳ trong quá trình vận hành
  • Giám định trước khi vận hành lại sau khi có những thay đổi cần giám định

Các hệ thống làm lạnh thuộc phạm vi của quy định này cần phải được giám định bởi Cơ quan Giám Định được Ủy quyền (AIA) như TÜV SÜD hoặc, trong trường hợp hệ thống áp suất có nguy cơ thấp chỉ cần giám định viên có chuyên môn. Hệ thống áp suất có dấu chứng nhận CE cũng sẽ phải được giám định. Các chuyên gia về điện lạnh của chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các giám định cần thiết trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến sự an toàn của hệ thống áp suất.

Đọc thêm bên dưới để tìm hiểu xem hệ thống làm lạnh của doanh nghiệp có phải chịu sự giám định của AIA hay không. Liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi rất sẵn lòng trợ giúp.

 

  • Doanh nghiệp có cần AIA giám định hệ thống lạnh như một hệ thống áp suất không và khoảng thời gian tối đa có thể có cho việc giám định định kỳ là bao nhiêu?

    TRƯỜNG HỢP CẦN CƠ QUAN GIÁM ĐỊNH ĐƯỢC ỦY QUYỀN

    Giám định ban đầu trước khi vận hành/ giám định trước khi vận hành lại sau những có những thay đổi yêu cầu giám định hệ thống làm lạnh theo § 15 BetrSichV:

    • Chủ đầu tư vận hành hệ thống làm lạnh phải ủy quyền cho cơ quan giám định có thẩm quyền nếu thể tích áp suất của thiết bị xác định áp suất (trong nhiều trường hợp là bình chứa chất làm lạnh hoặc bình chịu áp trung gian) vượt quá 200 bar x l. Điều này áp dụng cho tất cả các chất làm lạnh thông thường (ví dụ: R134a, R744 (carbon dioxide) hoặc R290 (propane)).
    • Ví dụ: Theo bảng dữ liệu của bồn chứa, thể tích V của bình chứa chất làm lạnh của hệ thống là 100 lít. Áp suất thiết kế ở bên cao áp nơi lắp đặt bộ thu, được cho là 28 bar. Thể tích áp suất là PS x V = 2800 bar x l. Do đó, hệ thống làm lạnh phải được cơ quan giám định được ủy quyền giám định trước khi vận hành lần đầu tiên.

    Giám định định kỳ theo § 16 BetrSichV có thời gian tối đa là 5 hoặc 10 năm:

    • Chủ đầu tư vận hành hệ thống làm lạnh phải liên hệ AIA để giám định định kỳ nếu thể tích áp suất của thiết bị xác định áp suất (trong nhiều trường hợp là bình chứa chất làm lạnh hoặc bình áp suất trung gian) vượt quá 1000 bar x l. Điều này áp dụng cho tất cả các chất làm lạnh thông thường.

    TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN CƠ QUAN GIÁM ĐỊNH ĐƯỢC ỦY QUYỀN

    Các hệ thống không vượt quá giới hạn nêu trên thì không cần yêu cầu AIA giám định. Trong những trường hợp này, việc giám định hệ thống áp suất có thể được thực hiện bởi giám định viên có chuyên môn như quy định tại Phụ lục 2, Mục 4 Số 3 BetrSichV. Trách nhiệm giám định đối với các hệ thống làm lạnh không được phân loại là hệ thống áp suất phải chịu giám định được nêu trong TRBS 1201 Phần 2.

  • Việc giám định ban đầu và định kỳ hệ thống làm lạnh bao gồm những khía cạnh nào?

    Chuyên gia thực hiện việc giám định tập trung vào việc kiểm tra trực quan và xem xét tài liệu. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn ở các khía cạnh sau:

    • Việc đưa hệ thống làm lạnh ra thị trường đúng cách bao gồm cả tài liệu của nhà sản xuất
    • Các khía cạnh liên quan đến an toàn của việc lắp đặt và điều kiện môi trường cũng như tác động của chúng lên hệ thống làm lạnh
    • Hiệu quả và chức năng của các biện pháp an toàn kỹ thuật
    • Nội dung ghi chép hệ thống làm lạnh
    • Đánh giá mối nguy đối với hệ thống làm lạnh bởi chủ đầu tư
    • Biên bản giám định thường xuyên, kịp thời các biện pháp bảo vệ điện
    • Biên bản đào tạo nhân sự hàng năm về hệ thống làm lạnh

Khám phá

Blog

Công nghiệp 4.0 là động lực của sự phát triển bền vững

Vai trò của Công nghiệp 4.0 trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.

Đọc ngay

Năng lượng xanh thúc đẩy một tương lai bền vững
Blog

Năng lượng xanh thúc đẩy một tương lai bền vững

Tác giả: Ông Niranjan Nadkarni, CEO của TÜV SÜD Khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông & Châu Phi

Đọc thêm

Blog về nền kinh tế tuần hoàn
Blog

Kinh tế tuần hoàn

Tác giả: Ông Niranjan Nadkarni, CEO của TÜV SÜD Khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông & Châu Phi

Đọc thêm

Thông tin liên quan khác

Bước tiếp theo

Chọn vị trí