Dung sai là khoảng chênh lệch giữa hàm lượng chất dinh dưỡng thực tế có trong sản phẩm và hàm lượng ghi trên nhãn thực phẩm. Trong trường hợp được quản lý, khoảng chênh lệch này sẽ có quy định cụ thể và được hiểu là dung sai cho phép.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến dung sai của chất dinh dưỡng như bản chất thực phẩm, tính chất hóa lý của chất dinh dưỡng, phương pháp sản xuất, phương pháp thử nghiệm, quy định của từng quốc gia...
Dung sai cho phép giúp đảm bảo tính thực tế trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đối với các nước phát triển như Mỹ, EU, … có quy định rõ ràng về dung sai cho phép đối với từng loại chất dinh dưỡng công bố trên nhãn thực phẩm. Cụ thể, tại Mỹ, đối với các vitamin hay khoáng chất bổ sung vào thực phẩm được xếp vào nhóm chất dinh dưỡng loại 1 thì giá trị thực tế phải đạt 100% hoặc cao hơn mức công bố trên nhãn.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều đề xuất và ý kiến nhưng hiện tại vẫn chưa có quy định chính thức về dung sai cho phép hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Việc này gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất khi công bố nhãn sản dinh dưỡng, hạn chế thông tin đối với người tiêu dùng chọn lựa thực phẩm và thiếu cơ sở pháp lý giúp các cơ quan quản lý kiểm soát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Dung sai cho phép của các chất dinh dưỡng thật sự cần thiết và quan trọng trong việc công bố, lựa chọn và quản lý chất lượng thực phẩm. Thời điểm hiện tại, khi Việt Nam chưa có văn bản chính thức quy định về việc này, các doanh nghiệp có thể tham khảo quy định của các nước như châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, … để xây dựng dung sai cho phép cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, có thể liên hệ với TÜV SÜD tại Việt Nam qua địa chỉ thư [email protected] hoặc hotline 097 907 2220 để được tư vấn cụ thể.
Chọn vị trí
Global
Americas
Asia
Europe
Middle East and Africa