BUỔI CHIA SẺ TRỰC TUYẾN VỀ THỬ NGHIỆM NHỰA TÁI CHẾ (RPET)

Xem lại buổi chia sẻ

Xem lại buổi chia sẻ

Thỏa thuận xanh Châu Âu (EU Green Deal 2020) đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong các ngành công nghiệp sản xuất ở trên toàn cầu, và ngành công nghiệp thời trang xuất khẩu cũng không ngoại lệ. Yêu cầu cắt giảm lượng khí thải sinh ra trên một đơn vị sản phẩm đã thúc đẩy các nhà sản xuất hướng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh và sạch hơn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều hơn các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ tái chế đang được xem là một xu hướng đối với các nhãn hàng thời trang. Điều này giúp giảm thiểu ô nhiễm và rác thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ nguồn tài nguyên đang ngày dần cạn kiệt,… Trong số này, phải kể đến sản phẩm có nguồn gốc từ tái chế các chai nhựa PET được thu gom trong môi trường.

Theo thống kê*, hàng năm thế giới thải ra hơn 30 triệu tấn rác thải nhựa PET, trong đó chỉ khoảng gần 30% được tái chế và đưa lại vào sản xuất. Để đảm bảo tính khách quan trong việc công bố hàm lượng tái chế trong sản phẩm, rất nhiều bộ công cụ được các đơn vị dịch vụ hiện nay cung cấp để đáp ứng yêu cầu trên. Trong đó việc xác định lại hàm lượng thành phần tái chế được coi là một trong những thông tin rất quan trọng nhằm xác nhận thông tin sẽ được công bố trên nhãn sản phẩm.

Để giúp doanh nghiệp có thể hiểu thêm về nguồn nguyên liệu tái chế này và cách thức xác định hàm lượng tái chế hiện nay, chuyên gia của TUV SUD Việt Nam trình bày chi tiết tại buổi chia sẻ này.

NỘI DUNG ĐƯỢC CHIA SẺ

  • Tổng quan về vật liệu tái chế rPET
  • Các phương pháp tái chế vật liệu PET từ chai nhựa thu được trong môi trường hiện nay
  • Một số khái niệm, định nghĩa về tái chế giúp nhà sản xuất tránh nhầm lẫn trong công bố hàm lượng tái chế
  • Một số chỉ tiêu đánh giá an toàn cho vật liệu tái chế
  • Một số kĩ thuật xác định hàm lượng rPET hiện nay
  • Hỏi & đáp

AI NÊN QUAN TÂM?

  • Nhà sản xuất
  • Nhà xuất khẩu / Nhà nhập khẩu
  • Nhà thương mại / Nhà phân phối
  • Nhà tư vấn
  • Tư vấn viên / Chuyên gia kỹ thuật

Trong ngành dệt may, da giày, ba lô, túi xách và phụ kiện.

Vui lòng bấm vào đây để tìm hiểu thêm về thử nghiệm rPET.

* Tổng hợp từ các nguồn của IUCN và National Association for PET Container Resources (NAPCOR).

Bước tiếp theo

Chọn vị trí